Quy trình tổ chức đám cưới chu đáo tại Đà Nẵng| Quả cưới CE.NO

Bạn đã sẵn sàng cho việc kết hôn và lập gia đình. Đám cưới là một ngày trọng đại, có rất nhiều công việc cần phải chuẩn bị. Tâm lý còn đang mơ hồ chưa biết phải bắt đầu từ đâu, tuy nhiên lại có rất nhiều công việc cần chuẩn bị và phải tìm hiểu tất cả để có một lễ cưới trọn vẹn Từ lập danh sách khách mời, chọn áo cưới, chụp hình cưới, địa điểm tổ chức, concept lễ cưới,…. Quan trọng nhất là Lễ nghi trong đám cưới .  Bạn không cần phải quá đau đầu ngay dưới đây CE.NO giúp bạn hiểu thêm về những việc cần làm và quy trình tổ chức đám cưới chu đáo và suôn sẻ

Tìm hiểu quy trình tổ chức lễ cưới hỏi chu đáo tại CE.NO
Quy trình tổ chức lễ cưới hỏi chu đáo- Hãy liên hệ CE.NO để có mâm quả cưới chỉnh chu cho ngày cưới

LỄ CƯỚI TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI VIỆT NAM

Trong đời sống hôn nhân của người Việt Nam, khi người nam và người nữ nên duyên vợ chồng, người Việt gọi là đám cưới, lễ cưới hay đơn giản hơn gọi là cưới hỏi theo tiếng Hán Việt. Đối với người Việt Nam, lễ cưới là một trong bốn lễ trọng  và là việc được quan tâm nhất trong xã hội.

TẠI SAO PHẢI TÌM HIỂU CỘI NGUỒN CỦA LỄ NGHĨ TRUYỀN THỐNG?

Tráp trái cây rồng,mâm quả cưới hiện đại tại CE.NO
Tráp trái cây Rồng Phượng- Một trong những mâm quả cưới hiện đại, sang trọng tại CE.NO

Khi bạn tìm hiểu về nguồn gốc của lễ cưới, bạn sẽ cảm thấy biết ơn hơn và biết cách thực hiện nó. Tinh giản mọi thứ mà vẫn giữ được những gì tinh túy nhất của đám cưới Việt. Đồng thời qua đó biết cách làm tinh gọn những việc, lễ vật cần chuẩn bị cho đám cưới. Điều này sẽ giúp các cặp đôi kiểm soát được chi phí trong ngày cưới của mình.

NGHĨ LỄ CƯỚI HỎI CỦA NGƯỜI VIỆT DIỄN RA NHƯ THẾ NÀO ?

CE.NOsẽ gợi ý cho bạn “ Các bước cần chuẩn bị cho một đám cưới chu đáo”…

1.Trọn ngày lành tháng tốt hợp với cô dâu – chú rể

Phong tục cưới chọn ngày tốt của người  Việt Nam xuất phát từ quan niệm tìm lành tránh dữ: Nếu chọn được ngày giờ tốt để làm đám cưới thì cô dâu và chú rể sẽ luôn gặp may mắn và sống hòa hợp với nhau đến trọn đời.Chính vì thế, một khi có kế hoạch chuẩn bị cho đám cưới, việc quan trọng đầu tiên mà gia đình hai bên của cô dâu và chú rể sẽ làm đó là chọn ngày đẹp.

2.Lễ dạm ngõ

Lễ dạm ngõ được coi là phần quan trọng nhất của một lễ cưới truyền thống. Ngày nay,lễ dạm ngõ được biết đến với tên gọi là lễ giáp lời, là buổi gặp trực tiếp giữa hai bên gia đình. Trong nghi thức cưới này, nhà trai sẽ đến nhà gái để đặt nghi thức cho đôi nam nữ đi lại tự do cũng như có thời gian tìm hiểu nhau một cách kỹ lưỡng. Người con gái được coi là có nơi có chốn sau lễ dạm ngõ này.

3.Lễ ăn hỏi

Là lễ đính hôn. Đây là nghi lễ chính thức về sự kết giao của hai bên nhà gái, nhà trai. Nghi lễ ăn hỏi đánh dấu một bước tiến quan trọng trong giai đoạn của cặp uyên ương, người con gái được coi là chính thức là vợ chưa cưới của chàng trai. Ngày nay, lễ ăn hỏi thường được tổ chức trước ngày cưới của các đôi uyên ương trước 1 tuần hoặc trước 1 ngày. Cũng có nghiều gia đình tổ chức lễ cưới và ăn hỏi cùng 1 ngày vì một số lí do như khoảng cách địa lý,…

XEM THÊM BỘ LỄ ĂN HỎI CHU ĐÁO VÀ SANG TRỌNG TẠI: CENO-MÂM QUẢ ĂN HỎI CHỈNH CHU

4.Lễ xin dâu

Trước giờ đón dâu, thường là mẹ chú rể cùng với một số người thân trong gia đình để đem một số lễ vật: cơi trầu, chai rượu để đến nhà gái báo trước giờ đoàn nhà trai đến đón dâu. Đây cũng là thời gian để nhà gái yên tâm và hoàn tất công việc chuẩn bị đón tiếp nhà tra

5. Lễ rước dâu

Đoàn rước dâu đến nhà gái: người đi đầu là đại diện nhà trai (người sẽ phát biểu xin dâu), tiếp đến sẽ là bố chú rể. Sau cùng là chú rể và bạn bè. Nhà trai đến nhà gái sẽ được mời trà. Sau một tuần trà, người đại diện nhà trai phát biểu chính thức được xin rước cô dâu về nhà chồng. Được các cụ hoặc đại diện bên nhà gái cho phép, cô dâu, chú rể đến trước bàn thờ tổ tiên thắp nén hương và ra chào bố mẹ. Nhà gái sau đó lên xe hoa đưa dâu về nhà trai dự tiệc cưới.

Lễ ra mắt này chính là nghi thức thắp hương lên bàn thờ tổ tiên của cặp đôi uyên ương. Nghi thức này có ý nghĩa lớn là cô dâu ra mắt ông bà tổ tiên nhà chồng, còn chú rể ra mắt cô dâu, xin phép các cụ chấp thuận cho tình cảm của hai người. Sau cùng, nhà trai mời nhà gái và tất cả quan khách cùng dự tiệc cưới.

6.Lễ lại mặt

Sau ngày cưới, mẹ chồng sẽ chuẩn bị cho đôi vợ chồng son một mâm lễ nhỏ để cả hai mang về nhà gái. Lễ này còn được gọi là lễ nhị hỷ. Thời gian đôi uyên ương về nhà gái là từ 1 đến 4 ngày sau lễ cưới.

Thời gian sẽ tùy thuộc vào khoảng cách địa lý giữa 2 nhà cũng như điều kiện, công việc của đôi trẻ. Thông thường, lễ lại mặt thường diễn ra buổi sáng, hiếm khi thăm nhà gái vài lúc tối hay chiều muộn.

Đó là nghi thức truyền thống. Ngày nay, bạn sẽ dễ dàng nhận thấy có các sự kết hợp và tinh giản như sau: Lễ dạm ngõ chỉ là bữa cơm thân mật giữa hai bên gia đình.

Lễ rước dâu ngày nay là sự kết hợp của cả Lễ hỏi, Lễ xin hôn và nghi thức rước dâu, và thường được làm trước một ngày hoặc chính trong ngày diễn ra tiệc cưới chính (nhưng là buổi sáng).

Trên đây là những nghi lễ, nghi thức cũng như lễ vật cần thiết trong ngày cưới mà CE.NO gợi ý cho bạn. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích cho các cặp đôi uyên ương trong việc lên kế hoạch lễ cưới của mình!

ĐỊA CHỈ CUNG CẤP MÂM QUẢ ĐÁM HỎI CHU ĐÁO TẠI ĐÀ NẴNG.

Dịch vụ cưới hỏi CENO với kinh nghiệm 5 năm trong nghề làm mâm quả cưới trọn gói. Chúng tôi đã làm hài lòng khách hàng với hàng trăm mâm quả cưới từ truyền thống, hiện đại, cao cấp. Hãy liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ và số điện thoại Hotline dưới đây để được tư vấn chi tiết nhất.

Địa chỉ cửa hàng: 68 Tiểu La, Phường Hòa Cường Bắc, Quận Hải Châu, Đà Nẵng

Holine 1: 0969 503 997( Call, Zalo)

Hotline 2: 0397 182 083( Call, Zalo).